Skip to content

Latest commit

 

History

History
127 lines (78 loc) · 9.6 KB

Một số thuật ngữ.md

File metadata and controls

127 lines (78 loc) · 9.6 KB

Một số thuật ngữ

  • Proxy Server:
    • Proxy Server (Máy chủ proxy) hoạt động như một cổng nối giữa người dùng và Internet. Đây là một server trung gian giữa người dùng cuối và trang web họ truy cập

    • Nếu đang sử dụng máy chủ proxy, lưu lượng truy cập Internet sẽ truyền qua máy chủ proxy theo đường của nó đến địa chỉ yêu cầu. Sau đó, yêu cầu này sẽ trở lại cùng một máy chủ proxy (có thể có ngoại lệ) và máy chủ proxy đó sẽ chuyển tiếp dữ liệu nhận được từ website đến người dùng.

server proxy

  • Proxy Server vận hành:
    • Một proxy server về cơ bản là một máy tính trên mạng internet với địa chỉ IP riêng mà máy tính của người dùng có thể nhận biết được

    • Khi gửi đi một web request, request đó sẽ tới proxy server trước tiên. Proxy server sau đó sẽ thay bạn thực hiện yêu cầu web, nhận các phản hồi từ web server và chuyển người dùng đến trang web dữ liệu để có thể xem trang trong trình duyệt.

    • Proxy server có thể chặn truy cập một trang web nhất định:

203925226


  • Access Control List (ACL):
    • Trong cân bằng tải, Acess Control List (ACL) được sử dụng để kiểm tra điều kiện và thực hiện một hành động (VD: chọn một server hay chặn một request) dựa trên kết quả của việc kiểm tra đó.  
    • Khi sử dụng ACL cho phép tạo một môi trường có khả năng chuyển tiếp các request linh hoạt dựa trên các yếu tố khác nhau.  
    • Ví dụ một ACL:
acl url_blog src /something

Trong đó: ACL này sử dụng cho các request có chứa /something.


  • Backend:
    • Backend là một tập các server mà HAProxy có thể chuyển tiếp các request tới. Backend được cấu hình trong mục backend trong file configuration của HAProxy. Backend có thể cài đặt bằng cách:

      • Đặt thuật toán cân bằng tải (round-robin, least-connection,…)
      • Danh sách các máy chủ và port có thể nhận request từ HAProxy.
    • Một backend có thể chứa một hoặc nhiều server, về cơ bản thì càng nhiều server thì khả năng chịu tải và performace của hệ thống càng tăng. HAProxy cho phép một server backup chuyên dụng, được sử dụng khi các server offline.  

    • Ví dụ về cấu hình backend:

backend web-backend

balance leastconn

mode http

server backend-1 web-backend-1.example.com check

server backend-2 web-backend-2.example.com check

server backend-3 backup-backend.example.com check backup

backend forum

balance leastconn

server forum-1 forum-1.example.com check

server forum-2 forum-2.example.com check

server forum-3 backup-forum.example.com check backup

Trong đó:

  • Dòng blance leaseconn chỉ ra thuật toán cân bằng tải là chọn các server có ít kết nối đến nó nhất.
  • Dòng mode http chỉ ra rằng các proxy sẽ chỉ cân bằng cho các kết nối tại tầng 7 của Internet Layer.

  • Frontend
    • Fontend được sử dụng để định nghĩa cách mà các request điều hướng cho backend. Và được định nghĩa trong mục fontend của HAProxy configuration. Các cấu hình cho frontend gồm:
      • Một địa chỉ IP và port.
      • Các ACL do người dùng định nghĩa.
      • Backend được sử dụng để nhận các request.
    • Ví dụ về cấu hình fontend:

frontend web

bind 0.0.0.0

default_backend web-backend

 

frontend forum

bind 0.0.0.0:8080

default_backend forum


  • Cluster:  là việc kết hợp nhiều phần cứng riêng lẻ thành một cụm để cung cấp dịch vụ. Cluster có thể là Active-Active hay Active-Standby tùy theo từng hãng
    • Ví dụ Microsoft SQL Server là A-S, Oracle RAC là A-A. Cluster có thể là các máy để cạnh nhau trong data center hoặc các máy nằm xa nhau (HP có công nghệ continenal cluster)  
    • Ưu điểm của A-S là chi phí thấp và dễ triển khai, dễ quản trị.  
    • Ưu điểm của A-A là vừa giải quyết được vấn đề tính sẵn sàng và vừa chia được tải, nhược điểm là khó quản trị, chi phí phần cứng đắt, năng lực tổng không tăng tuyến tính theo số node mà sẽ tăng chậm dần. Thường Cluster A-A trên 4 node chỉ tăng được 200%-300% so với 1 node tùy theo công nghệ mỗi hãng

  • Failover : là khả năng khi một node bị sự cố, giao dịch sẽ được tiếp tục phục vụ trên 1 node khác trong cluster mà client không phải thực hiện lại từ đầu

  • Để có thể failover được thì NLB (Network Load Balancer) chỉ giải quyết được phần ngọn, còn phần gốc là toàn bộ các thông tin giao dịch trong bộ nhớ của node sự cố phải được replicate sang các node khác


HTTP vs HTTPS

  • HTTPS là viết tắt của từ HyperText Transfer Protocol Secure và chính là giao thức HTTP có sử dụng thêm các chứng chỉ SSL (secure Sockets Layer) giúp mã hóa dữ liệu truyền tải nhằm gia bảo mật giữa Web sever đến các trình duyệt web. Nói cách khác HTTPS là phiên bản HTTP nhưng an toàn hơn, bảo mật hơn.

Runtime API: Có trong (embedded) bộ cân bằng tải (load balancer) mà không cần cài thêm packages nào khác. Nó cho phép sửa một số cấu hình của load balancer mà không cần khởi động lại dịch vụ. Những thay đổi được lưu trong memory cho đến khi tải/khởi động lại dịch vụ mà không làm thay đổi file cấu hình trên đĩa. Sử dụng tính năng này để thực hiện những thay đổi nhanh như bật/tắt server hoặc thêm đường dẫn (entries) để map file vào memory

Org: The Runtime API is embedded inside the load balancer and requires no other packages. It lets you configure some aspects of the load balancer at runtime without needing to reload the service. Changes are kept in memory only until the next reload or restart and are not saved to the configuration file on disk. Use this feature to make on-the-fly changes, such as enabling and disabling servers or adding entries to map files in memory.


seamless reload: Thường được gọi là “seamless” hay “hitless” reload, là một cấu hình (configuration) mà khi cấu hình hoặc nâng cấp dịch vụ không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng


Máy chủ upstream ( upstream server ): là một máy chủ cung cấp các dịch vụ cho các máy chủ khác và nằm cao hơn/bên trên so với hệ thống các máy chủ.


SSL/TLS: TLS trước đây là SSL là giao thức mật mã được thiết kế để cung cấp truyền thông an toàn qua một mạng máy tính


SSL Certificate (Chứng chỉ SSL):

  • Là một tập tin nhỏ được mã hóa chứa dữ liệu thông tin của một website hoặc một tổ chức/công ty.  
  • Khi cài đặt chứng chỉ lên máy chủ website (webserver), nó sẽ cho phép website sử dụng kết nối an toàn (hay còn gọi là Giao thức HTTPS) khi giao tiếp giữa webserver và trình duyệt của người dùng. Khi dữ liệu truyền đi thông qua giao thức HTTPS, các dữ liệu sẽ được mã hóa và chỉ có webserver chứa khóa riêng (private key) thì mới có thể giải mã được dữ liệu này.  
  • Để có chứng chỉ SSL, khách hàng sẽ cần phải thực hiện chứng thực để chứng minh là người sở hữu tên miền hợp lệ. Với các chức chỉ dành cho doanh nghiệp thì việc chứng thực sẽ phức tạp hơn vì tổ chức chứng thực sẽ cần biết chắc chắn doanh nghiệp của bạn đang tồn tại và hoạt động. Chính vì lẽ đó mà các website có chứng chỉ SSL sẽ có độ uy tín tốt hơn tùy thuộc vào loại chứng chỉ đang sử dụng  
  • Khi sử dụng giao thức HTTPS, trình duyệt sẽ hiển thị địa chỉ website với dạng https:// và có hình ổ khóa  
  • Site Seal: Khi sử dụng chứng chỉ SSL trả phí, thì mỗi chứng chỉ sẽ được cấp một logo chứng nhận là đang sử dụng chứng chỉ SSL của tổ chức đó, hay còn được gọi là Site Seal hoặc Trust Seal. Gồm có 2 loại:
    • Dynamic: Là site seal dạng động, có thể hỗ trợ hiệu ứng hiển thị thông tin về website hoặc doanh nghiệp khi rê chuột vào. Điều này sẽ giúp người dùng tin tưởng vào website mà họ đang truy cập nhiều hơn  
    • Static: Với một số chứng chỉ SSL giá rẻ thì chỉ hỗ trợ site seal dạng tĩnh, nó chỉ là một tấm ảnh và có thể đặt vào bất cứ đâu trong website nhưng sẽ không có hiệu ứng rê chuột vào hoặc không thể nhấp để xem thông tin được