Skip to content

duthanhduoc/Hoc-Nhanh-React-Query

Folders and files

NameName
Last commit message
Last commit date

Latest commit

 

History

6 Commits
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Repository files navigation

React Query

Giới thiệu series React Query

Series này sẽ khoản 10 video, xem hết series này bạn sẽ nắm vững được React Query và có thể tự tin xử lý mọi case thực tế

  • Video 1: React query là gì? setup dev tool, gọi query

React Query là gì?

TanStack Query (tên mới) hay React Query là thư viện giúp quản lý các state bất đồng bộ như data từ api.

Sức mạnh của Tanstack Query

  • Quản lý cache data và cập nhật cực kỳ đơn giản với zero config
  • Không dùng global state, reducer để quản lý, không học thuật khó hiểu. Quên Redux được rồi đó!
  • Có khả năng tương thích và mở rộng với mọi use-case

Từ khi biết đến Tanstack Query, mình đã tiết kiệm được thời gian code và sản phẩm cũng đem lại trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Trả lời câu hỏi phổ biến:

Tanstack Query dùng gì để gọi API?

Tanstack Query không đảm nhận việc gọi API, việc gọi API sẽ thực hiện thông qua các thư viện bạn dùng như axios, fetch API. Còn Tanstack Query chỉ đảm nhận việc quản lý data và trigger khi cần thiết.

Lưu ý trước khi học

React Query có cơ chế caching hơi khác một chút so với RTK Query, nên anh em đừng lấy logic của RTK Query rồi suy ngược lại React Query cũng giống vậy nhé.

Anh em hãy dành ra 1 phút để quên đi cách caching của RTK Query 😁

Một số khái niệm quan trọng

  • staleTime (default 0 ms): Thời gian data được cho là đã cũ. Khi get data xong thì sau một thời gian bạn quy định thì data nó sẽ tự cũ. Lưu ý cái stale trên dev tool nó hiển thị là data của bạn staleactive
  • cacheTime (default 5*60*1000 ms tức 5 phút): Thời gian data sẽ bị xóa ra khỏi bộ nhớ đệm. Có thể data đã "cũ" nhưng nó chưa bị xóa ra khỏi bộ nhớ đệm vì bạn set staleTime < cacheTime. Thường thì người ta sẽ set staleTime < cacheTime
  • inactive: là khi data đó không còn component nào subcribe cả
const result = useQuery({ queryKey: ['todos'], queryFn: fetchTodoList })

result là một object chứa một vài state rất quan trọng: status, fetchStatus,...

Những state về các khoảnh khắc của data

  • isLoading or status === 'loading' - Query chưa có data
  • isError or status === 'error' - Query xảy ra lỗi
  • isSuccess or status === 'success' - Query thành công và data đã có sẵn

Những state về data

  • error - Nếu isError === true thì error sẽ xuất hiện ở đây
  • data - Nếu isSuccess === true thì data sẽ xuất hiện ở đây

Đặc biệt là fetchStatus

  • isFetching or fetchStatus === 'fetching' - Đang fetching API.
  • isPaused or fetchStatus === 'paused' - Query muốn fetch API nhưng bị tạm dừng vì một lý do nào đó.
  • fetchStatus === 'idle' - Query không làm gì cả

Nếu thấy quá rối vì quá nhiều trạng thái, sự khác nhau giữa statusfetchStatus là như thế nào?

Chỉ cần nhớ

  • status cho thông tin data có hay không
  • fetchStatus cho thông tin về queryFn có đang chạy hay không

Cơ chế caching

Một data mà đã stale thì khi gọi lại query của data đó, nó sẽ fetch lại api. Nếu không stale thì không fetch lại api (đối với trường hợp staleTime giữa các lần giống nhau)

Còn đối với trường hợp staleTime giữa 2 lần khác nhau thì nếu data của lần query thứ 1 xuất hiện lâu hơn thời gian staleTime của lần query thứ 2 thì nó sẽ bị gọi lại ở lần thứ 2, dù cho có stale hay chưa. Ví dụ: useQuery({ queryKey: ['todos'], queryFn: fetchTodos, staleTime: 10*1000 }) xuất hiện 5s trước, bây giờ chúng ta gọi lại useQuery({ queryKey: ['todos'], queryFn: fetchTodos, staleTime: 2*1000 }) thì rõ ràng cái data của lần 1 dù nó chưa được cho là stale nhưng nó xuất hiện 5s trước và lâu hơn thời gian staleTime là 2s nên nó sẽ bị gọi lại ở lần 2.

Một data mà bị xóa khỏi bộ nhớ (tức là quá thời gian cacheTime) thì khi gọi lại query của data đó, nó sẽ fetch lại api. Nếu còn chưa bị xóa khỏi bộ nhớ nhưng đã stale thì nó sẽ trả về data cached và fetch api ngầm, sau khi fetch xong nó sẽ update lại data cached và trả về data mới cho bạn.

Caching là một vòng đời của:

  • Query Instance có hoặc không cache data
  • Fetch ngầm (background fetching)
  • Các inactive query
  • Xóa cache khỏi bộ nhớ (Garbage Collection)

Một ví dụ như thế này cho anh em dễ hiều:

Giả sử chúng ta dùng cacheTime mặc định là 5 phútstaleTime0.

function A() {
  const result = useQuery({ queryKey: ['todos'], queryFn: fetchTodos })
}
function B() {
  const result = useQuery({ queryKey: ['todos'], queryFn: fetchTodos })
}
function C() {
  const result = useQuery({ queryKey: ['todos'], queryFn: fetchTodos })
}
  • A component được mount
    • Vì không có query nào với ['todos'] trước đó, nó sẽ fetch data
    • Khi fetch xong, data sẽ được cache dưới key là ['todos']
    • hook đánh dấu data là stale (cũ) vì sau 0s
  • Bây giờ thì B component được mount ở một nơi nào đó
    • Vì cache data ['todos'] đã có trước đó, data từ cache sẽ trả về ngay lập tức cho component B
    • Vì cache data ['todos'] được cho là đã stale nên nó sẽ fetch api tại component B
      • Không quan trọng function fetchTodosAB có giống nhau hay không, việc fetch api tại B sẽ cập nhật tất cả các state query liên quan của BA vì 2 component cùng key => cùng subcribe đến một data
    • Khi fetch thành công, cache data ['todos'] sẽ được cập nhật, cả 2 comonent AB cũng được cập nhật data mới
  • Bây giờ thì AB unmount, không còn sử dụng nữa, không còn subcribe đến cache data ['todos'] nữa nên data ['todos'] bị cho là inactive
    • inactive nên cacheTime sẽ bắt đầu đếm ngược 5 phút
  • Trước khi cacheTime hết thì ông C comopnent được mount. cache data ['todos'] được trả về ngay lập tức cho CfetchTodos sẽ chạy ngầm. Khi nó hoàn thành thì sẽ cập nhật lại cache với data mới.
  • Cuối cùng thì C unmount
  • Không còn ai subcribe đến cache data ['todos'] trong 5 phút tiếp theo nữa và cache data ['todos'] bị xóa hoàn toàn