Skip to content

Những Điều Bạn Nên Biết Về Vải Kaki

Gia Linh edited this page Jul 8, 2020 · 2 revisions

Trong may mặc hiện nay, vải kaki đóng giữ vai trò quan trọng là nguyên liệu của rất nhiều sản phẩm. Vậy bạn đã biết những gì về chất liệu này. Cùng tìm hiểu chi tiết về vải kaki ngay nào!

Vải Kaki Là Gì?

Vải kaki là chất liệu vải được dệt từ 100% cotton hoặc sợi pha cotton kết hợp sợi tổng hợp. Vải kaki có mình vải khá dài và cứng cáp. Với thành phần cotton trong sợi vải được dệt chắc chắn mang đến cảm giác mát mẻ, thoáng mát và tiện dụng cho người mặc.

Nguồn Gốc Vải Kaki

Vải kaki xuất hiện từ giữa thế kỷ 19 tại Ấn Độ. Thời điểm đó, quân phục của lính Anh là chiếc áo khoác đỏ kết hợp quần trắng làm từ vải len. Nhưng vì khí hậu quá nóng nực, bộ quân phục dường như không phù hợp và gây ra những ảnh hưởng đến tâm lý người lính. Chính vì lí do đó, Harry Bernett Lumsden đã thay thế chất liệu len bằng chất vải mỏng, nhẹ, có tone màu nâu đất giúp người mặc dễ dàng ngụy trang. Đây chính là nguồn gốc sơ khai của vải kaki.

Cũng từ đó, vải kaki được dùng để may quân phục cho lính Anh dần được phổ biến rộng khắp thế giới. Tại Mỹ, vải kaki được phổ biến rộng rãi từ sau Thế chiến thứ 2, vải kaki được sử dụng chủ yếu để may quần.

Xã hội ngày càng hiện đại, công nghiệp may mặc phát triển hơn đã cho ra đời nhiều chất liệu may mặc khác nhau để may quần như: vải jean, vải TC.. nhưng không phải đối tượng và hoàn cảnh nào cũng có thể mặc những chất liệu như thế. Vải kaki chính là sự thay thế hoàn hảo giúp khắc phục những điểm còn hạn chế của các loại vải trên. Đến thời điểm hiện nay, vải kaki được sử dụng nhiều trong may mặc từ các sản phẩm bình dân đến cao cấp.

Ưu Nhược Điểm Của Vải Kaki

Bất kì một chất liệu vải nào cũng có những đặc tính vượt trội hay những hạn chế nhất định cần khắc phục. Và đương nhiên, vải kaki cũng không nằm ngoài lẽ đó.

Ưu điểm vải kaki

Bền chắc, ít nhăn và không bị xù lông: vải kaki được đánh giá là một trong những loại vải bền nhất trên thị trường hiện nay. Nhờ vào kết cấu dệt sợi vải vô cùng chắc chắn, người dùng khi sử dụng vải kaki chẳng còn lo ngại vải bị nhăn nhàu.

Vải thoáng mát, dễ chịu: chính nhờ vào khả năng thoáng khí và thấm hút tuyệt vời của vải kaki đã tạo nên ưu điểm này. Bên cạnh đó, đa số vải kaki cũng không gây bó sát nên mang đến cảm giác dễ chịu cho người mặc.

Thân thiện với môi trường: thành phần vải làm từ sợi thiên nhiên nên có khả năng phân hủy khi không sử dụng và thân thiện với môi trường.

Dễ nhuộm màu: trong quá trình sản xuất vải kaki, người ta thường thêm một số chất hóa học với mong muốn tạo ra nhiều màu sắc và mẫu mã vải hơn. Quá trình nhuộm vải cũng trở nên dễ dàng hơn và cung ứng cho thị trường nhiều sự lựa chọn.

Độ bền màu của vải cũng là một ưu điểm lớn.

Nhược điểm vải kaki

Chất vải cứng cáp, không phù hợp với những thiết kế cầu kỳ: vải có độ co giãn kém nên chúng không phù hợp cho những thiết kế đòi hỏi sự chi tiết, cầu kỳ cao. Giá bán vải kaki đắt: thành phần cotton trong vải kaki khiến cho chất liệu này có giá thành đặt. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo, bởi các nhà sản xuất vẫn thường thêm một số chất liệu khác vào để giảm giá thành sản phẩm.

Các Loại Vải Kaki Hiện Nay

Có rất nhiều các loại vải Kaki khác nhau như xuất hiện trên thị trường hiên nay như: Kaki bố, Kaki 100% cotton, Kaki lạnh, Kaki lụa, Kaki Hàn Quốc, Kaki trơn, Kaki tuyết, … nhưng vải kaki được phân thành 2 loại chính đó dựa theo độ co giãn là Kaki thun và kaki không thun.

Kaki thun

Là loại vải kaki có chất liệu thun dày nhưng vẫn mang đến cho người mặc cảm giác thoải mái và thông thoáng. Kaki thun thích hợp may các sản phẩm như: váy công sở cho nữ hay các sản phẩm quần và đồ bảo hộ cho cả 2 giới.

Kaki không thun

Là một loại vải kaki có độ cứng cao, vải ít nhăn và phù hợp với các trang phục dành cho nam, đặc biệt cá trang phục như quần tây nam, quần kaki mang đến sự gọn gàng, lịc sự và nam tính cho phái mạnh.

Bên cạnh 2 loại chính vừa kể trên, vải kaki còn được phân thành 2 loại khác dựa theo thành phần là Kaki Polyester và Kaki Cotton.

Kaki Polyester

Loại vải này có nguồn gốc từ sợi tổng hợp với thành phần đặc trưng là Etylen (C2H4) Đặc tính vải kaki polyester: có khả năng hút ẩm thấp, có thể dùng để chống cháy, không bị co giãn khi giặt.

Kaki Cotton

Loại vải này được dệt từ sợi bông tự nhiên nên vải mỏng hơn khá nhiều so với kaki thun. Đặc tính vải kaki cotton: tạo cảm giác thoải mái, thoáng mát, dễ chịu, bám sát nhưng không quá ôm làm gò bó cơ thể người mặc. Vải thích hợp may các loại váy hay đầm cho nữ để tôn dáng.

Cách Nhận Biết Vải Kaki Đơn Giản

Với những người đã có kinh nghiệm tỏng nhành thì vấn đề làm sao để nhận biết vải kaki tương đối đơn giản. Đôi khi chỉ cần nhìn sơ, sờ vào hoặc ngửi mùi vải là có thể phân biệt được từng chất liệu một cách dễ dàng. Đối với những người mới kinh doanh vải hay người tiêu dùng thông thường thì có thể lưu ý những kinh nghiệm sau để nhận biết vải kaki:

Với 2 dạng chính là kaki thun và kaki không thun: có thể nhận biết vải dựa theo độ dày, vải nào mềm và mỏng hơn là kaki thun, ngược lại sẽ là kaki không thun. Với kaki polyester và kaki cotton: có thể phân biệt bằng cách đốt cháy. Khi đốt cháy, vải kaki cotton sẽ cháy rất nhanh với ngọn lửa màu vàng và có tàn tro. Vải kaki polyester không bén lửa và có mùi thơm nhẹ nhàng.

Ứng Dụng Vải Kaki Trong Đời Sống

Vải kaki có nhiều ưu điểm vượt trội nên được sử dụng trong khá nhiều lĩnh vực. Nói đến ứng dụng đầu tiên không thể bỏ qua hoạt động sản xuất thời trang. Cụ thể, vải kaki dùng để may những bộ đồ bảo hộ,quần áo công sở (đầm hoặc chân váy cho nữ, quần tây cho nam). Các sản phẩm được may từ chất liệu kaki giúp người mặc tôn dáng, tạo ra phong thái chững chạc, lịch sự và tự tin. Đặc biệt, vải có độ bền cao và không bị biến dạng trong quá trình sử dụng lâu dài. Cực kỳ tiện dụng đúng không nào!

Ngoài ra, chất liệu vải kaki ngày nay còn được dùng để may các sản phẩm tiêu dùng trong gia đình như: ga chăn gối. bọc đệm.... Người tiêu dùng đánh giá cao về các sản phẩm may từ vải kaki thường ít bị nhăn, dễ ủi và không bị phai màu dù sử dụng lâu hay giặt giũ nhiều lần. Đặc biệt, khả năng bảo vệ sức khỏe con người cũng được công nhận.

Hướng Dẫn Giặt & Bảo Quản Vải Kaki

Muốn cho các sản phẩm may từ vải kaki phát huy tối đa độ bền đẹp trong suốt quá trình sử dụng thì bắt buộc bạn phải biết các vệ sinh và bảo quản để loại bỏ hoàn toàn những vết bẩn đồng thời không gây ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.

Lưu ý giặt vải kaki

  • Trước khi giặt đồ kaki nên lôn mặt trái vải để tránh các thao tác lên vải ảnh hưởng đến kết cấu sợi vải. Nên giặt riêng đồ kaki mà không giặt chung với các loại chất liệu thông thường để không làm vải kaki bị bám màu từ những loại sợi khác.
  • Nên giặt các sản phẩm làm từ vải kaki bằng tay, hạn chế sử dụng máy giặt vì lực quay của buồng máy có thể ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải. Sử dụng các chất tẩy rửa có lành tính, tính tẩy vừa phải, không dùng thuốc tẩy chuyên dụng để loại bỏ các vết bẩn trên vải vì có thể gây ra tình trạng phai màu và khiến sản phẩm loang lỗ trông rất mất thẩm mỹ. Khi phơi đồ vải kaki tuyệt đối không được phơi ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào vải vì nhiệt cao sẽ khiến vải kaki bị bạc màu hoặc ngả màu khác.

Bảo quản vải kaki đúng cách

  • Sau khi phơi khô, vải kaki cần được bảo quản trong các bọc quần áo chuyên dụng hoặc sử dụng giấy lụa để tránh vi khuẩn hay bụi bẩn bám vào quần áo. Không nên gấp hoặc cho đồ nặng đè lên bề mặt quần áo kaki vì để trong một thời gian dài sẽ làm mất form quần áo và khiến vải bị nhăn nhún có vết hằn.
  • Nên để quần áo vải kaki ở những nơi thoáng mát, khô vừa đủ, tránh khu vực ẩm ướt. Có thể sử dụng gói chống ẩm để vào trong tủ quần áo. Nên để vải kaki trong tủ nhôm kính thay vì để trong tủ gỗ để hạn chế sự "xâm lăng" của mối mọt gây hại. Chính nhờ những ưu điểm nổi trội của mình, vải kaki đã và đang trở thành chất liệu được sử dụng phổ biến trong may mặc. Đặc biệt, đây cũng là loại vải mà hầu hết các cơ sở may đồng phục đều sử dụng. Sự đa dạng về màu sắc cũng như các sản phẩm có thể tạo ra từ chất liệu này có thể mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn đạt cả về thẩm mỹ và độ bền tốt.

Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc vải kaki là gì cùng những thông tin liên quan đến chất liệu này. Theo dõi các tin tức của Xưởng in đồng phục Đà Nẵng chúng tôi để biết thêm nhiều kinh nghiệm và thông tin hữu ích bạn nhé!

Nguồn: https://www.bici.vn/n/vai-kaki-la-gi.html

Clone this wiki locally